Cách bố trí bếp và chậu rửa chữ L hợp lý đúng phong thủy
Bố trí bếp và chậu rửa chữ L được nhiều gia đình lựa chọn khi sở hữu sự tiện ích về công năng và cả bổ trợ năng lượng phong thủy cho gia đình. Đây là cách sắp xếp và thiết kế bếp cực kỳ phù hợp với không gian bếp nhỏ và vừa, cùng tìm hiểu bí quyết giúp tận dụng lợi thế của cách bố trí này trong không gian bếp cùng Voriger nhé!
Lợi ích của việc bố trí bếp và chậu rửa chữ L
Cách bố trí bếp và chậu rửa chữ L vô cùng phổ biến trong các thiết kế nhà bếp từ truyền thống đến hiện đại. Sử dụng cách sắp xếp này không chỉ tạo sự hài hòa và thẩm mỹ cho không gian bếp, mà còn mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích nổi bật của việc bố trí bếp và chậu rửa chữ L.
- Tối ưu hóa không gian: Với thiết kế bếp và chậu rửa chữ L, đặc biệt trong những không gian bếp nhỏ sẽ tận dụng triệt để các góc cạnh để sử dụng cho việc nấu nướng một cách hiệu quả. Hơn nữa, các không gian lưu trữ như tủ bếp dưới, tủ bếp trên cũng được bổ sung thêm với cách thiết kế này, tạo ra nhiều khu vực để lưu trữ và cất giữ đồ dùng một cách tiện lợi.
- Tạo sự linh hoạt trong sử dụng: Bố trí bếp và chậu rửa chữ L tạo ra 2 cạnh riêng nhằm tách biệt giữa khu vực nấu nướng và chuẩn bị. Với cách sắp xếp này giúp bạn dễ dàng di chuyển giữa các khu vực nấu ăn, không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn tối ưu trong các hoạt động trong nhà bếp.
- Tăng cường sự tiện nghi: Bếp chữ L cung cấp nhiều bề mặt làm việc hơn, cho phép bạn có thêm không gian dành cho các thiết bị và phụ kiện nhà bếp khác. Chính vì vậy, cách bố trí này giúp căn bếp nhỏ cũng có thể đáp ứng trọn vẹn các nhu cầu như gian bếp lớn.
- Tạo không gian mở: Cách thiết kế này cũng tạo ra một không gian mở, cho phép bạn kết nối dễ dàng giữa bếp và các khu vực khác trong nhà như phòng ăn hay phòng khách. Điều này đặc biệt hữu ích trong các căn hộ có không gian mở hoặc khi bạn muốn tạo cảm giác thoáng đãng và rộng rãi cho bếp.
- Tăng cường tính thẩm mỹ: Ưu điểm vượt trội của cách thiết kế này còn ở chỗ tạo ra một không gian bếp hiện đại, gọn gàng và tinh tế. Bếp và chậu chữ L mang lại tính thẩm mỹ cao, dễ dàng hài hòa với nhiều phong cách nội thất khác nhau. Bạn có thể dễ dàng phối hợp với các màu sắc và chất liệu để tạo nên một không gian bếp đẹp mắt và phong cách.
Cách bố trí bếp và chậu rửa chữ L
Đối với cách bố trí bếp và chậu rửa chữ L, có một số nguyên tắc cần lưu ý để đạt được hiệu quả tối ưu mà vẫn đáp ứng được yếu tố phong thủy cho gian bếp hiện đại.
Cách bố trí bếp và chậu rửa chữ L theo nguyên tắc tam giác công năng:
Nguyên tắc tam giác công năng hay còn được gọi là tam giác vàng trong khu vực sinh hoạt trong nhà bếp. Với nguyên tắc này các vật dụng: tủ lạnh - chậu rửa - bếp.
Theo bố trí bếp và chậu rửa theo thứ tự tủ lạnh đặt ở cạnh 2 bên chữ L, tốt nhất nằm cùng bên với chậu rửa luôn ở giữa, bếp nấu ở cạnh còn lại. Khoảng cách bố trí bếp và chậu rửa chữ L tối ưu nhất làm trong khoảng từ 1m đến không quá 3m. Cách sắp xếp này giúp tối ưu hóa quá trình nấu nướng và dọn dẹp một cách hiệu quả, thông minh và tối ưu hơn.
Bồn rửa nằm gần tủ lạnh để bạn có thể dễ dàng rửa sạch rau củ và thực phẩm trước khi nấu. Sắp xếp các thiết bị theo trình tự có thể giảm nguy cơ tai nạn trong bếp. Bạn không cần phải mang thực phẩm qua lại giữa các khu vực, giảm nguy cơ vấp ngã hoặc rơi đồ.
Thiết kế tủ bếp phù hợp với không gian
Cách thiết kế bếp và chậu rửa phù hợp với không gian để tối ưu công năng cho gian bếp với:
- Chọn vị trí đặt chậu rửa: Chậu rửa nên được đặt gần khu vực nấu ăn để tiện lợi cho việc rửa rau củ, thực phẩm và dụng cụ nấu nướng. Khoảng cách tối thiểu giữa bếp và chậu rửa thường là từ 80-100cm, đủ để bạn dễ dàng di chuyển mà không bị vướng víu.
- Bố trí khu vực bếp hợp lý: Bếp nấu, chậu rửa và tủ lạnh nên được bố trí theo hình tam giác để tối ưu hóa không gian làm việc. Khoảng cách giữa các khu vực này không nên quá xa để bạn dễ dàng thao tác.
- Sử dụng vật liệu chất lượng: Chọn các vật liệu chống thấm, dễ lau chùi cho khu vực bếp và chậu rửa. Mặt bếp có thể sử dụng đá granite hoặc đá nhân tạo, trong khi chậu rửa bằng inox hoặc đá composite sẽ bền và dễ bảo dưỡng.
- Ánh sáng và thông gió: Đảm bảo khu vực bếp và chậu rửa có đủ ánh sáng tự nhiên và hệ thống thông gió tốt. Điều này không chỉ giúp không gian thoáng đãng mà còn giảm bớt mùi hôi, hơi nóng khi nấu nướng.
- Tối ưu không gian lưu trữ: Việc này được trợ giúp nhờ tận dụng các tủ bếp trên và tủ bếp dưới, kệ sao cho thuận tiện khi lấy đồ. Đối với tủ bếp trên, thường được lắp đặt cao hơn so với mặt bếp là 60cm - 70cm để đảm bảo các giá kệ vừa với tầm tay với của người dùng. Thêm vào đó, các không gian bên trên kệ tủ cũng được tận dụng là để cất giữ và chứa những đồ ít sử dụng trong gian bếp tiện lợi. Tủ bếp dưới thường được các chuyên gia tư vấn nên lắp đặt tủ có cảnh mở và ngăn kéo kết hợp. hệ thống tủ 2 cánh kết hợp tủ ngăn kéo.
Bố trí bếp và chậu rửa chữ L hợp phong thủy
Cách bố trí bếp và chậu rửa chữ L hợp phong thủy cần đáp ứng được các các nguyên tắc dưới đây.
- Hướng bếp tốt theo phong thủy
- Hướng Đông và Đông Nam: Đây được coi là hướng sinh tốt nhất cho bếp hình chữ L và các phong thủy gian bếp khác nếu lựa chọn được hướng bố trí này cho gia đình. Hướng Đông được ứng với hành Mộc, trong khi đó chậu bếp hành thủy và bếp hành hỏa, vì vậy với lựa chọn hướng bếp này sẽ giúp cân bằng các năng lượng Thủy - Mộc - Hỏa. Việc tận dụng phong thủy và ứng dụng phù hợp vào trong gia đình sẽ giúp gia chủ thu hút tài lộc và may mắn dễ dàng, mọi việc hanh thông.
- Hướng Đông Bắc: Cũng là một hướng lựa chọn hợp lý cho các gian bếp, tuy nhiên vì hướng Bắc ứng với hành Thổ mà Hỏa sinh Thổ nên nguồn năng lượng của hành Hỏa trong những gian bếp này sẽ mạnh mẽ hơn. Nếu đây là hướng bếp nhà bạn, cần có những giải pháp hóa giải giúp các nguồn năng lượng được cân bằng, hài hòa.
Một lưu ý nhỏ cũng cần được chú ý khi lựa chọn hướng đặt bếp và chậu rửa chữ L cần tránh quay về hướng Bắc, Tây và Tây Bắc vì những hướng này thuộc hành Thủy tương khắc với Hỏa. Ngoài ra cũng không nên đặt hướng Nam vì đây là hướng ứng với hành Hỏa, năng lượng quá dồi dào sẽ dễ gây ra những tình trạng hỏa hoạn, áp lực đến các thành viên trong gia đình. Những vấn đề về lỗi phong thủy trong việc đặt và lựa chọn hướng chưa đúng, cần phải khắc phục ngay bằng các cách thiết kế lại khu vực hoặc sử dụng những vách ngăn, cây xanh hoặc vật liệu để phá giải.
- Cách bố trí bếp và chậu rửa chữ L hợp phong thủy
Một số lưu ý trong cách bố trí bếp và chậu rửa chữ L sẽ giúp tối ưu công năng của các sản phẩm hơn. Voriger giúp bạn đưa thông một số thông tin phù hợp để lựa chọn áp dụng cho gia đình của mình một cách hiệu quả.
- Tránh đặt bếp và chậu rửa cùng trên một cạnh: Thiết kế bếp chữ L đã phân chia sẵn hai khu vực riêng trên mỗi cạnh. Tận dụng lợi thế sẵn có, cũng như đảm bảo phong thủy cho gian bếp các chuyên gia luôn tư vấn nên đặt bếp và chậu rửa ở hai cạnh riêng biệt. Có thể thấy, điều này giúp tránh sự xung khắc giữa hỏa và thủy, tạo nên một không gian hài hòa và cân bằng. Nguyên tắc bố trí theo phong thủy cũng giúp tam giác công năng cho gian bếp được tối ưu và hiệu quả hơn.
- Khoảng cách tối thiểu: 60cm giữa bếp và chậu rửa trong thiết kế chữ L là khoảng cách được đưa ra nhằm giúp các sản phẩm được hoạt động một cách trơn tru, không ảnh hướng đến nhau. Ngoài ra, vị trí lý tưởng để đặt tủ lạnh nên bên cạnh chậu rửa nhằm giúp việc chuẩn bị và rửa sạch được diễn ra dễ dàng.
- 3.3 Các lưu ý khác trong bố trí bếp và chậu rửa chữ L
- Tránh đặt bếp đối diện cửa chính: Khi khu vực bếp bị đặt vào thế đối diện cửa chính hoặc từ cửa chính có thể nhìn thẳng vào thì căn bếp của bạn đã phạm vào lỗi phong thủy nghiêm trọng. Việc này sẽ khiến gia chủ hao tốn tài sản, mất mát tài lộc.
- Tránh đặt bếp đối diện nhà vệ sinh: Bếp được coi là trái tim của ngôi nhà, nơi nắm giữ dòng chảy của tài lộc, hạnh phúc và sức khỏe của cả gia đình. Chính vì thế việc bếp đối diện trực tiếp với nhà vệ sinh mà hoàn toàn không có cửa đóng, vách ngăn hay che chắn gì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và hòa khí gia đình. Thêm vào đó, phòng vệ sinh dù có được dọn dẹp và sạch sẽ đến đâu thì việc đối diện trực tiếp với gian bếp cũng sẽ gây mất thẩm mỹ cho toàn bộ không gian.
Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc phong thủy trên, bạn không chỉ tạo ra một không gian bếp hài hòa, đẹp mắt mà còn mang lại sự bình an, may mắn và tài lộc cho gia đình.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích cho những cách bố trí bếp và chậu rửa chữ L cho nhà bếp hiện đại. Để biết thêm nhiều thông tin về cách sắp xếp tiện lợi cho gian bếp hiện đại, bạn hay tham khảo những bài viết khác của Voriger nhé.