Cách bố trí bếp và chậu rửa theo phong thủy tối ưu không gian
Trong bài viết này, hãy cùng Voriger khám phá những cách bố trí bếp và chậu rửa để tạo nên không gian sống hoàn hảo và tràn đầy năng lượng tích cực. Bạn hãy lưu ngay những giải pháp phù hợp để biến căn bếp của mình thành một không gian hài hòa, tiện ích và thịnh vượng.
Vị trí và hướng bố trí bếp và chậu rửa theo phong thủy
Cách sắp xếp vị trí và hướng bố trí bếp và chậu rửa theo phong thủy được nhiều người quan tâm để mang lại những năng lượng tích cực. Một số nguyên tắc cần lưu ý:
Hướng đặt bếp và bồn rửa
Hướng đặt bếp và bồn rửa đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế không gian bếp hợp phong thủy. Trước tiên, cần phải xác định rõ bồn rửa thuộc hành thủy, bếp thuộc hành hỏa vì vậy việc đặt hướng nên theo nguyên tắc ngũ hành “tọa hung hướng cát”. Theo nguyên tắc này, hướng bếp quay về hướng tốt để hút vượng khí, nhưng vị trí đặt bếp nên đặt hướng xấu để lấy hung trấn hung. Vì vậy bồn rửa nên đặt theo hướng bắc, đông hoặc đông nam và từ đó có thể tìm ra hướng phù hợp cho bếp phù hợp.
Vị trí đặt bếp và bồn rửa
Sau khi xác định được hướng phù hợp, bước tiếp theo gia chủ cần phải xác định vị trí đặt bếp và bồn rửa phù hợp. Có một số lưu ý khi chọn vị trí cần cân nhắc nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực cho nhau như
Không nên đặt bếp cạnh chậu rửa: Đây là nguyên tắc cơ bản trong thiết kế bếp. Nước (hành Thủy) và lửa (hành Hỏa) xung khắc với nhau. Nếu đặt bếp cạnh bồn rửa, sự xung khắc này có thể gây ra sự bất hòa, ảnh hưởng xấu đến tài lộc và sức khỏe của gia đình.
Khoảng cách hợp lý: Để tránh sự xung khắc giữa Thủy và Hỏa, nên giữ khoảng cách hợp lý giữa bếp và bồn rửa. Một khoảng cách tối thiểu từ 60cm đến 100cm sẽ giúp tạo ra không gian thông thoáng và an toàn khi nấu nướng.
Một số lưu ý khi đặt bếp và chậu rửa
Ngoài việc tuân theo các quy tắc phong thủy, cần lưu ý một số điểm sau khi thiết kế không gian bếp:
- Thông gió tốt: Đảm bảo bếp và khu vực rửa chén được thông gió tốt để tránh tích tụ khí độc và giữ cho không gian luôn thoáng mát.
- Ánh sáng đầy đủ: Cả bếp và bồn rửa đều cần được chiếu sáng đầy đủ để thuận tiện cho việc nấu nướng và rửa chén.
- Vật liệu chống nước: Sử dụng các vật liệu chống nước và chịu nhiệt tốt cho khu vực bồn rửa và bếp để đảm bảo độ bền và an toàn.
Cách bố trí bếp và chậu rửa theo hình chữ L (Vuông góc)
Việc bố trí bếp và chậu rửa hình chữ L được nhiều chủ nhà yêu thích vì sự linh hoạt và phù hợp với nhiều phong cách bếp cả truyền thống và hiện đại. Cách bố trí này tận dụng góc nhà bếp với hai bức tường vuông 90 độ để tạo thành khu vực riêng giống hình chữ L. Sử dụng cách bố trí này giúp bạn có thể phân chia khu cho việc chuẩn bị và nấu nướng riêng biệt tạo ra một không gian bếp lý tưởng trong gia đình.
Nguyên tắc tam giác vàng được lựa chọn nhiều trong cách bố trí bếp và chậu rửa chữ L vì đảm bảo được những yêu cầu sau:
- Khu vực nấu ăn và khu vực chuẩn bị tốt nhất nên được đặt tại các cạnh chữ L, việc đặt ở cạnh dài hay ngắn tùy thuộc vào hướng và vị trí bếp phù hợp hoặc dựa trên nhu cầu sử dụng về bếp và chậu rửa phù hợp.
- Tủ lạnh sẽ nằm ở vị trí bên cạnh của chữ L, tốt nhất là đặt tại cạnh đặt chậu rửa để giúp việc lựa chọn và chuẩn bị thực phẩm được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Trong trường hợp nếu không còn diện tích ở hai đầu thì tủ lạnh nên được đặt đối diện với cạnh dài nhất của chữ L.
- Việc bố trí giữa tủ lạnh, chậu rửa và bếp được gợi ý theo nguyên tắc tam giác vàng nhằm giúp các hoạt động trong bếp được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Khoảng cách lý tưởng giữa các thiết bị này sẽ nằm trong khoảng từ 1m đến không quá 3m.
Kích thước chuẩn cho tủ bếp chữ L
Để mang lại sự tiện lợi trong quá trình sử dụng, kích thước chuẩn cho tủ bếp chữ L cũng được quan tâm giúp tối ưu không gian:
- Kích thước tủ bếp dưới: Chiều sâu từ 45cm – 50cm; chiều cao 80cm – 90cm; mặt bàn bếp dưới khoảng 60cm.
- Kích thước tủ bếp trên: Chiều sâu từ 30cm – 35cm; chiều cao 35cm – 90cm.
- Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới: Từ 40cm – 60cm.
Áp dụng yếu tố phong thủy cho tủ bếp chữ L
Trong phong thủy, khi nhắc đến bếp và chậu rửa, hai yếu tố được gia chủ quan tâm nhất chính là về vị trí và hướng đặt để mang đến tài lộc và sức khỏe của gia đình. Để đảm bảo không gian sống hài hòa và mang lại năng lượng tích cực, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Hướng đặt bếp: Theo phong thủy, bếp nên được đặt ở hướng Nam, Đông, hoặc Đông Nam. Những hướng này mang lại năng lượng ấm áp và tích cực, giúp gia đình bạn luôn gặp may mắn và thịnh vượng. Tránh đặt bếp ở hướng Bắc vì hướng này thường mang lại năng lượng lạnh, không tốt cho sức khỏe và tài lộc.
Hướng đặt chậu rửa: Chậu rửa nên được đặt ở hướng Tây hoặc Tây Bắc. Những hướng này giúp giảm bớt sự xung khắc với bếp lửa, tạo nên sự cân bằng trong không gian bếp. Điều này không chỉ giúp gia đình bạn tránh được những xui xẻo mà còn góp phần duy trì sức khỏe và hạnh phúc.
Ngoài ra, một lưu ý nhỏ trong cách sắp xếp và bố trí cho gian bếp chính là chậu rửa và bếp không nên đặt quá gần nhau. Để tránh những xung đột về nguồn năng lượng gây đến những tác động tiêu cực đến gia đình. Hãy áp dụng những nguyên tắc phong thủy này để tạo nên một không gian bếp hài hòa và tràn đầy năng lượng tích cực, mang lại thịnh vượng và sức khỏe cho cả gia đình.
Cách bố trí bếp và chậu rửa chữ I (thẳng hàng)
Đây là cách bố trí được nhiều gia đình có diện tích vừa và nhỏ ưa chuộng với sự tiện lợi khi khu vực nấu nướng và chuẩn bị trên cùng một mặt phẳng.
Sắp xếp và bố trí chậu rửa chữ I theo tam giác vàng
Trong thiết kế bếp, nguyên tắc tam giác vàng là một yếu tố không thể thiếu để tối ưu hóa sự di chuyển giữa ba khu vực quan trọng: tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu. Đối với cách bố trí bếp và chậu rửa theo dạng chữ I thì thứ tự được gợi ý thường là tủ lạnh -> bồn rửa -> bếp nấu sẽ giúp tạo ra một quy trình làm việc mượt mà, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm thời gian cho người sử dụng.
Thiết kế bếp phù hợp với không gian
Để đáp ứng tối đa những nhu cầu sử dụng đối với cách bố trí chữ I, thì việc thiết kế bếp và tủ bếp cũng cần có sự tương quan với nhau về màu sắc và kiểu dáng, hài hòa với phong cách của không gian bếp. Ví dụ, nếu ngôi nhà của bạn theo phong cách cổ điển, bạn nên chọn tủ bếp có các chi tiết và tạo hình cổ điển để tạo sự đồng nhất và hài hòa trong thiết kế.
Cách bố trí và sắp xếp các thiết bị
Đối với các không gian lựa chọn cách bố trí chữ I thường nhỏ và vừa, vì thế để tận dụng tối đa khoảng không cho việc sắp xếp và lưu trữ đồ đạc. Việc sử dụng các ngăn tủ kéo, hệ giá góc, giá bát cho tủ bếp và giỏ treo là một cách hiệu quả để tổ chức các dụng cụ nấu nướng gọn gàng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm không gian mà còn giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các dụng cụ khi cần thiết.
Thiết kế tủ bếp chữ I kịch trần
Đây là một thiết kế tận dụng tối đa không gian với thiết kế bếp chữ I kịch trần, chiều cao của phòng sẽ được đẩy lên đỉnh nóc, tạo cảm giác không gian rộng rãi và thoáng đãng hơn. Không gian bên trên tủ bếp sẽ không còn bị lãng phí mà được sử dụng giúp không gian được nới rộng, hiện đại và tiện ích hơn.
Phong thủy bếp chữ I
Phong thủy là một yếu tố quan trọng trong việc bố trí bếp. Dưới đây là một số nguyên tắc phong thủy khi bố trí bếp chữ I:
- Nếu bếp chữ I đặt thẳng hàng theo vách tường phía tây, nên đặt bếp phía nam và bồn rửa phía bắc.
- Nếu bếp và bồn rửa đặt thẳng hàng theo vách tường phía đông, nên đặt bồn rửa phía nam và bếp đặt phía bắc.
- Nếu bếp đặt thẳng hàng theo vách tường phía bắc, nên đặt bồn rửa phía tây và bếp phía đông.
- Nếu bếp đặt thẳng hàng ở phía nam, nên đặt bếp phía tây và bồn rửa phía đông.
Việc bố trí bếp và chậu rửa theo hình chữ I không chỉ mang lại sự tiện lợi trong quá trình sử dụng mà còn tạo nên một không gian bếp hài hòa và thẩm mỹ. Bằng cách áp dụng các nguyên tắc trên, bạn sẽ có một không gian bếp tiện nghi, đẹp mắt và hợp phong thủy.
Bố trí bếp và chậu rửa bát đối diện nhau
Đây được coi là cách bố trí theo cách hai chữ I riêng, ở mỗi bên sẽ đặt bếp và chậu rửa để phân biệt hai khu nấu nướng và chuẩn bị khác nhau. Tuy nhiên, việc đặt bếp và bồn rửa đối diện nhau là điều tối kỵ trong phong thủy nhà bếp, vì vậy các thiết kế thường sửa lỗi phong thủy này bằng cách bố trí bếp và chậu rửa lệch nhau.
Các chuyện gia nghiên cứu phong thủy đã đưa ra những giải pháp cho gia đình khi lựa chọn cách bố trí này theo nguyên tắc “tham sinh quên khắc”. Theo nguyên tắc này, mặc dù thủy khắc hỏa nhưng lại tương sinh với mộc, mộc tương sinh hỏa vì thế để hóa giải lỗi phong thủy bạn có thể đặt chậu cây, hoặc vách ngăn bằng thủy tinh để thủy và hỏa không tiếp xúc trực tiếp với nhau.
Khoảng cách lắp đặt bếp và chậu rửa
Cuối cùng, để đưa ra được khoảng cách lắp đặt bếp và chậu rửa hợp lý không chỉ dựa vào diện tích, tối ưu không gian sử dụng mà còn tuân thủ theo các nguyên tắc phong thủy. Dưới đây là một số các nguyên tắc khuyến nghị được đưa ra:
Khoảng cách tối thiểu: Nên duy trì khoảng cách tối thiểu là 60cm giữa bếp và chậu rửa, giúp tránh những xung khắc giữa lửa và nước đảm bảo an toàn cho người dùng cũng như các vật dụng khác trong nhà bếp.
Khoảng cách tối ưu: Được các chuyên gia và kiến trúc sư gợi ý từ 80cm đến 120cm là khoảng cách lý tưởng, đảm bảo sự thuận tiện trong quá trình nấu nướng mà còn tạo ra không gian thoáng đãng, an toàn cho người dùng.
Để sở hữu một không gian bếp đẹp, vừa đáp ứng công năng vừa đáp ứng các yếu tố phong thủy cách bố trí bếp và chậu rửa vô cùng quan trọng. Hy vọng, với bài viết này bạn đã bổ sung thêm những thông tin để áp dụng vào gian bếp của gia đình.